Công việc Hộ lý tại Nhật Bản hiện nay đang rất “hot” và trở thành ước mơ của rất nhiều bạn trẻ tại Việt Nam khi có nhu cầu xuất khẩu lao động. Mình đã đến Nhật làm công việc Hộ lý được gần 3 năm, sau đây là những kinh nghiệm thực tế của bản thân về công việc chia sẻ đến các bạn. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích, giúp ích cho các bạn lựa chọn công việc phù hợp cho tương lai của mình.
I. Danh sách các công việc hộ lý tại Nhật Bản cần làm mỗi ngày
Công việc Hộ lý tại Nhật Bản hay còn gọi là nhân viên chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật và bệnh nhân trong các bệnh viện, viện dưỡng lão. Nhân viên hộ lý (điều dưỡng) đảm nhiệm 2 nhiệm vụ bao gồm công việc chính và công việc phụ. Cụ thể:
1. Công việc chính
Công việc chính hay công việc hàng ngày của Hộ lý là:
- Chăm sóc người cao tuổi, bệnh nhân cần được hỗ trợ, giúp đỡ trong các cơ sở y tế, viện dưỡng lão, bệnh viện, trung tâm dưỡng lão…
- Thực thi các hoạt động theo dõi, điều trị, phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ
- Tổ chức, điều hành quá trình trông nom, chăm sóc, điều trị và điều phối Hộ lý
- Tư vấn trông nom người cao tuổi trong các hoạt động cá nhân và xã hội
- Chỉ dẫn cho thân nhân của người cao tuổi, bệnh nhân
- Hỗ trợ chăm sóc sinh hoạt thường nhật bao gồm các việc như vệ sinh cá nhân hàng ngày tùy theo tình trạng sức khỏe, tinh thần của người cao tuổi và vệ sinh cơ thể nếu cần
- Hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân ăn uống
- Chăm sóc người cao tuổi, người bệnh đến lúc lâm chung
2. Công việc phụ
Ngoài các việc chính, công việc Hộ lý – Điều dưỡng tại Nhật còn bao gồm các công việc khác:
- Lập tức sơ cứu cho bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp, đồng thời thông báo ngay cho bác sĩ
- Chịu trách nhiệm phác đồ chăm sóc và tổng thể quá trình trông nom bệnh nhân kết hợp với đội ngũ chăm sóc và trị liệu, các bác sĩ
- Ghi chép thận trọng quá trình chăm sóc bệnh nhân
- Tham dự quá trình đánh giá sức khỏe thường kỳ để xác định chế độ chăm sóc phù hợp với bệnh nhân
- Thực hiện các công việc khác theo nhu cầu của bệnh nhân và yêu cầu của bác sĩ
II. Chia sẻ tâm sự khi thực hiện công việc Hộ lý tại Nhật Bản
Trong những năm gần đây công việc Hộ lý tại Nhật Bản được nhiều người lao động Việt chọn lựa. Đây là ngành hứa hẹn mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt và nhiều phúc lợi khác nữa. Vì vậy mình cũng quyết định sang Nhật trở thành Hộ lý viên và cuộc sống và sự nghiệp của mình thay đổi từ đây.
1. Công việc chính của Hộ lý trong ngày làm việc
Chắc hẳn nhiều bạn băn khoăn, tò mò về cuộc sống thực tế của Hộ lý tại Nhật đúng không? Mỗi ngày mình thường đến nơi làm việc lúc 7h hoặc 7h30, như vậy là mình đã đến sớm trước khoảng 30 – 60 phút. Đây không phải là yêu cầu bắt buộc, mà mình muốn đến sớm hơn để có sự chuẩn bị tốt hơn cho công việc.
Mình sẽ bắt đầu bằng việc xem xét tổng quát tất cả công việc trong ngày, sau đó hỏi thăm, kiểm tra tình hình của các bệnh nhân. Nhiệm vụ chính cần thực hiện của Hộ lý là vệ sinh sạch sẽ và sắp xếp phòng khoa ngăn nắp, phục vụ bệnh nhân được phân công, thu gom chất thải, bảo quản tài sản. Một ngày làm việc sẽ kết thúc lúc 17 giờ, tuy nhiên mình chọn làm tăng ca để tăng thêm thu nhập.
2. Công việc điều dưỡng ở Nhật có vất vả không?
Công việc điều dưỡng ở Nhật có vất vả không chắc chắn là câu hỏi mà nhiều bạn có ý định xuất khẩu lao động băn khoăn. Qua thực tế làm việc mình đánh giá công việc này có khó khăn ở giai đoạn đầu mới làm quen. Thời điểm 1 tháng đầu tiên mình khá lúng túng vì chưa có kinh nghiệm. Khi bước sang tháng thứ 2, khi đã quen mình tự sắp xếp và quản lý công việc của bản thân nên không còn thấy vất vả nữa.
Tuy nhiên để đánh giá công việc Hộ lý là nhàn thì không đúng. Bạn cần phải làm việc một cách kiên nhẫn và chăm chỉ nhưng hãy yên tâm vì chúng ta có đủ thời gian để nghỉ ngơi và thăm quan du lịch nếu muốn.
3. Khó khăn gặp phải với công việc Hộ lý tại Nhật Bản
Công việc Hộ lý tại Nhật đã mở ra cho mình cơ hội mới cho sự nghiệp mang lại thu nhập cao để cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, mình cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định.
Trước tiên, giao tiếp là 1 rào cản khi sang Nhật. Trước đó mình đã học 1 khóa tiếng Nhật, vượt qua bài kiểm tra theo yêu cầu nhưng vẫn chưa thể giao tiếp 1 cách lưu loát. Sau khi sang Nhật, mình đã cố gắng giao tiếp nhiều hơn và nhanh chóng thích nghi và cải thiện trình độ Nhật ngữ.
Một khó khăn nữa chắc chắn bạn nào sang Nhật cũng phải đối mặt đó là nỗi nhớ gia đình, người thân và bạn bè. Nhưng cuộc sống mới đã cho mình quen biết thêm nhiều đồng hương Việt Nam khác. Bên cạnh đó người dân Nhật Bản tuy rất nghiêm túc và kỷ luật trong cuộc sống nhưng rất hiếu khách và thân thiện, nên mình nhận được nhiều sự giúp đỡ từ họ.
Đây chính là cuộc sống thực tế của Hộ lý viên bao gồm cả những thuận lợi, khó khăn, nhưng nếu bạn kiên trì, cố gắng chắc chắn sẽ vượt qua tất cả. Nếu bạn yêu thích công việc Hộ lý tại Nhật Bản đừng ngần ngại quyết định chọn lựa để mở ra tương lai tốt đẹp nhé.
Hãy theo dõi Asahi Sun Clean Việt Nam để cập nhật thêm nhiều thông tin kiến thức bổ ích về Đào tạo luyện thi chứng chỉ Kaigo chuẩn Nhật Bản
Fanpage: Asahi Sun Clean Vietnam